Phân cấp hiện tại Phân_cấp_hành_chính_Việt_Nam

Phân cấp hành chính Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 [2], căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam 2013 [1] được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII ngày 19/06/2015 quy định tại chương I:

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

  • Điều 2. Đơn vị hành chính:
    • Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập

Theo đó Việt Nam có 3 cấp hành chính:

Cấp tỉnh

Sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh (tương ứng với chữ số được đánh dấu trên "bản đồ Hành chính Việt Nam").

  • 5 thành phố trực thuộc Trung ương:
  • 58 tỉnh:
6. Lai Châu
7. Điện Biên
8. Lào Cai
9. Hà Giang
10. Cao Bằng
11. Lạng Sơn
12. Yên Bái
13. Tuyên Quang
14. Bắc Kạn
15. Thái Nguyên
16. Sơn La
17. Phú Thọ
18. Vĩnh Phúc
19. Bắc Ninh
20. Bắc Giang
21. Quảng Ninh
22. Hòa Bình
23. Hưng Yên
24. Hải Dương
25. Thái Bình
26. Hà Nam
27. Nam Định
28. Ninh Bình
29. Thanh Hóa
30. Nghệ An
31. Hà Tĩnh
32. Quảng Bình
33. Quảng Trị
34. Thừa Thiên-Huế
35. Quảng Nam
36. Quảng Ngãi
37. Kon Tum
38. Gia Lai
39. Bình Định
40. Phú Yên
41. Đắk Lắk
42. Đắk Nông
43. Khánh Hòa
44. Lâm Đồng
45. Ninh Thuận
46. Bình Thuận
47. Bình Phước
48. Tây Ninh
49. Bình Dương
50. Đồng Nai
51. Bà Rịa-Vũng Tàu
52. Long An
53. Đồng Tháp
54. Tiền Giang
55. Bến Tre
56. An Giang
57. Vĩnh Long
58. Kiên Giang
59. Hậu Giang
60. Trà Vinh
61. Sóc Trăng
62. Bạc Liêu
63. Cà Mau

Cấp huyện

Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Đây là cấp hành chính cao hơn cấp , phường, thị trấn. Cấp hành chính này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm "Huyện", "Quận", "Thị xã", "Thành phố trực thuộc tỉnh". Gọi tuần tự theo mức đô thị hóa.Trong đó, quận không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố trực thuộc tỉnh không có trong thành phố thuộc trung ương.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII thông qua 19/6/2015, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016 đã bổ sung thêm đơn vị hành chính Thành phố thuộc Thành phố trực thuộc trung ương. Điều này nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu thực hiện Đề án thành lập chính quyền đô thị của TP HCM [3].

Cấp xã

Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi xã, phường, thị trấn là tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện.